Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Trị dứt cơn ho viêm họng từ thực phẩm trong bếp

Ho viêm họng nếu điều bằng kháng sinh rất khó có thể khỏi hẳn được. Bởi nguyên nhân chính gây ra triệu chứng ho viêm họng là virus. Mà kháng... thumbnail 1 summary
Ho viêm họng nếu điều bằng kháng sinh rất khó có thể khỏi hẳn được. Bởi nguyên nhân chính gây ra triệu chứng ho viêm họng là virus. Mà kháng sinh lại không có tác dụng với virus. Vậy ho viêm họng phải điều trị ra sao? Hãy cùng Lis Pharma đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

Phương pháp trị dứt điểm ho viêm họng từ thực phẩm

Bạn có biết triệu chứng ho viêm họng hoàn toàn có thể mất hoàn toàn bằng các bài thuốc dân gian không. Mà hầu hết nguyên liệu để làm ra các bài thuốc này đều là thực phẩm tự nhiên an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa có rất nhiều thực phẩm chứ thành phần kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy thì tại sao chúng ta lại không tận dụng ưu điểm này để điều trị triệu chứng bệnh ho viêm họng.

Lê và củ cải

Le là một loại quả có chứa nhiều loại vitamin như B2, B3, B6, C, K và các khoáng chất như canxi, folate, magie, đồng và mangan; góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giảm mệt mỏi và suy nhược, duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh, khả năng chống viêm cao, giúp giảm đau và viêm do các bệnh viêm đường hô hấp gây ra.

Trị dứt điểm ho viêm họng - 1
Trị dứt điểm ho viêm họng - 1
Khi điều trị viêm họng và triệu chứng ho, bạn nên kết hợp thêm củ cải trắng và mật ong để tăng thêm hiệu quả. Cách làm như sau:

Bạn chuẩn bị khoảng 1kg lê tươi, 1 kg củ cải trắng, 250g mật ong loại tốt. Lê rửa sạch gọt bỏ, củ cải rửa sạch, không bỏ vỏ. Sau đó cắt thành từng miếng nhỏ cả lê và củ cải rồi xay thành nước. Đem đun phần nước ép đã lọc khoảng 5 phút rồi bớt lửa, lấy đũa quậy đều đến lúc sệt lại thì cho mật ong vào. Đun tiếp chừng 10 phút rồi tắt bếp, để nguội, cho vào lọ kín uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê.

Dứa

Dứa chứa chất bromelain, là một enzym có tác dụng trị viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Cùng với đó, dứa cũng chứa một lượng lớn mangan, giúp hình thành các mô liên kết và cải thiện chức năng thần kinh, từ đó giúp ngăn ngừa các cơn ho và giảm chất nhầy tích tụ trong khoang miệng. Vì thế dứa cũng được xếp vào những thực phẩm có làm giảm triệu chứng ho viêm họng cho người bệnh. 

Trị dứt điểm ho viêm họng - 2
Trị dứt điểm ho viêm họng - 2
Cách làm nước ép dứa trị ho: Xay nhuyễn hộn hợp gồm 1 cốc nước ép dứa, 1/4 cốc nước chanh tươi, 1 miếng gừng, 1 muỗng canh mật ong và 1/2 muỗng bôt ớt Cayenne. Mỗi lần uống 1/4 chén, mỗi ngày uống đều đặn từ 2-3 lần nhé.
>>> Bài tham khảo: Viêm amidan mấy ngày thì khỏi? Giải đáp từ chuyên gia 

Lá tần dày

Lá tần dày (nó nơi còn gọi là rau tần, rau thơm lùn) có chứa rất nhiều colein và tinh dầu, tác dụng trị cảm cúm, ho, viêm phế quản, tiêu đờm, kháng khuẩn.

Để chữa ho do viêm họng bạn dùng 3-4 lá tần dày bánh tẻ, rửa sạch, xắt nhỏ, hấp cách thủy với đường phèn. Được phần nước chia thành 3-4 lần uống mỗi ngày. Mỗi lần chỉ cần uống 1 thìa cafe nhỏ thôi là được. 

Nước muối bột nghệ

Bạn bị viêm họng kèm theo ho, bạn có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa óng vào sáng hoặc tối sẽ hạn chế được ho viêm họng, và các triệu chứng đau rát họng cũng từ đó mất đi.

Trị dứt điểm ho viêm họng - 3
Trị dứt điểm ho viêm họng - 3

Hành tăm (hay còn gọi là củ ném)

Trong Đông y, hành tăm có vị cay, tính ấm, mùi hăng và nồng, trong củ hành tăm có chứa hoạt chất metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid và silic… Đây đều là những chất có tính kháng sinh giúp sát trùng đường hô hấp, giải cảm, trị ho, tiêu đờm…

Để trị ho, bạn có thể lấy một nắm nhỏ củ hành tăm giã nát và hòa với nước và uống, hoặc có thể dừng hành tăm sắc lấy nước uống ngày khoảng 2-3 lần, sau vài ngày cơn ho sẽ dứt.

Bắp cải

Cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho có đờm do viêm họng. Hầu hết nhiều người chưa biết đến công dụng này của cải bắp và chỉ xem nó như một loại rau ăn bình thường.

Chữa ho viêm họng bạn làm theo cách sau: dùng 80-100g cải bắp, 0.5 lít nước và đun lên. Đến khi thấy 1/3 lượng nước thì cho thêm mật ong uống trong ngày. Người bệnh kết hợp ăn bắp cải sống, cơn ho sẽ nhanh chóng rời xa. 

>> Xem thêm: Ho viêm họng có được ăn thịt gà không? Quan niệm sai lầm 
Nguyễn Hương
Nguồn: Sưu tầm

8 nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em

Sốt được xem là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó sốt còn được xem là một triệu chứng báo hiệu cơ t... thumbnail 1 summary
Sốt được xem là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó sốt còn được xem là một triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị nhiễm bệnh. Vậy viêm họng gây sốt ở trẻ em là do tác nhân nào gây nên. Cùng tham khảo ngay những thông tin được chúng tôi chia trẻ trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em

Sốt được chia thành 3 mức độ: sốt nhẹ dưới 38 độ C, Sốt vừa từ 38 độ C đến dưới 39 độ C, còn sốt cao là khi nhiệt độ trên 39 độ C. Biểu hiện viêm họng gây sốt ở trẻ em thường khởi phát đột ngột ở mức độ nặng nhất đó là trên 39 độ C. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các tác nhân:

Nhiễm virus

Thống kê cho thấy có đến trên 70% các trường hợp trẻ bị viêm họng là do nhiễm virus và thường đi kèm khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Ít gặp hơn là các trường hợp như : sởi (phát ban và sốt), thủy đậu (sốt, ngứa, phát ban) hoặc quai bị.

Trường hợp viêm họng gây sốt ở trẻ em do virus thường sẽ khỏi sau từ 3-7 ngày tùy vào cơ địa của mỗi trẻ.
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 1
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 1

Nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn gây viêm họng ở trẻ chủ yếu là Streptococcus. Loại vi khuẩn này không chỉ gây ra nhiễm trùng ở đầu cổ họng mà còn có thể kéo theo chứng viêm amdan khá nguy hiểm. Trường hợp này, trẻ cũng có thể bị sốt cao và sốt nhiều ngày liền và phải điều trị bằng thuốc nếu sốt cao trên 40 độ, kéo dài liên tục.

Dị ứng

Phấn hoa, lông vật nuôi,….đều là những yếu tố dễ gây dị ứng cho trẻ. Chúng có thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến nó giải phóng ra các chất – làm tăng tiết dịch nhờn gây ra biểu hiện chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi, hắt hơi. Cách chất nhờn này cùng các chất thừa ở trong khoang mũi chảy xuống cổ họng – chúng sẽ gây kích ứng cổ họng gây viêm họng sốt cao ở trẻ.
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 2
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 2
>>> Xem thêm: Kháng sinh điều trị viêm amidan cấp tính có những loại nào?

Không khí khô

Thời tiết quá khô sẽ khiến cho cổ họng bị khô, và khi bị khô, các lớp niêm mạc ở cổ họng dễ bị xước và kích ứng hơn. Kết quả là trẻ bị viêm họng. Và sốt là một biểu hiện thường gặp của bệnh viêm họng nên đây cũng được xem là nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em.

Các chất kích thích

Môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm nặng nề: khói thuốc lá, khói lửa, các sản phẩm tẩy rửa hay ô nhiễm không khí nói chung. Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém nên càng dễ bị nhiêm vi khuẩn từ môi trường này ( tác nhân gây viêm họng).

Chấn thương

Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 3
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 3

Nếu trẻ bị đánh hoặc bị kẹt gì đó ở cổ họng (bao gồm cả thức ăn) cũng đều có thể gây sưng viêm cổ họng, biến chứng thành viêm họng kéo dài mãn tính. Đôi khi trẻ hét to/hát quá nhiều, quá lâu cũng có thể khiến các dây thần kinh ở cổ họng bị tổn thương (thanh quản).Trường hợp này cũng thường là nhẹ, sẽ tự khỏi sau 1-3 ngày và không có dấu hiệu bị sốt.

Trào ngược dạ dày thực quản (ERD)

Chứng trào ngược dạ dày gặp nhiều ở trẻ sơ sinh bú sữa và tập ăn dặm. Đây là tình trạng thức ăn ở dưới dạ dày trào ngược ra bên ngoài, không chỉ thức ăn cả mà các axit để tiêu hóa thức ăn cũng đi kèm cùng. Các axit này gây kích ứng lớp niêm mạc ở thực quản và cổ họng. Nếu trẻ nôn chớ quá nhiều thì cổ họng rất dễ bị sưng viêm.
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 4
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 4

Khối u

Đây là một nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ gặp ít hơn. Thường thì nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi, tuy nhiên cũng không thể loại trừ.

Nếu trẻ bị viêm họng sốt cao liên tục kéo dài mà chưa xác định được nguyên nhân thì bạn có thể cho trẻ đi khám để kiểm tra để có kết quả chính xác nhất nhé.
Nguyễn Hương
Nguồn: Sưu tầm