Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Những điều ba mẹ cần biết về bệnh viêm họng cấp ở trẻ

Bạn có biết viêm họng cấp ở trẻ nguy hiểm như thế nào không? Nếu cho mẹ không phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời cho con mình thì rất... thumbnail 1 summary
Bạn có biết viêm họng cấp ở trẻ nguy hiểm như thế nào không? Nếu cho mẹ không phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời cho con mình thì rất dễ gây nên biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm hạch mủ, viêm amidan; viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, bệnh thấp tim... Cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh viêm họng cấp ở trẻ để có kiến thức phòng bệnh và phát hiện bệnh kịp thời cho con mình nhé.

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết

Viêm họng cấp là một căn bệnh thường gặp và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Đặc biệt ở những đưa trẻ dưới 5 tuổi nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao hơ do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Viêm họng cấp ở trẻ - 1
Viêm họng cấp ở trẻ - 1

Nguyên nhân viêm họng cấp ở trẻ

- Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh họng ở trẻ là do virus (cúm, sởi, Adenovirus,…) hoặc vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu,…) hoặc do nấm Candida.

- Nguyên nhân gián tiếp xuất phát do chế độ ăn hoặc thay đổi môi trường sống khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi hoặc không thể chống lại được.

  • Thay đổi thời tiết đột ngột, mưa ẩm.
  • Do môi trường sống bị nhiễm khói bụi: khói xe, khói thuốc lá, khói than, bụi bẩn,…
  • Trẻ mới cai sữa hoặc do thay đổi chế độ ăn dặm ( viêm họng ở trẻ sơ sinh)
  • Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo chưa thích nghi được với môi trường.

Dấu hiệu phát hiện viêm họng cấp ở trẻ

Việc phát hiện bệnh viêm họng cấp ở trẻ khó hơn so với người lớn. Bởi các biểu hiện của bệnh rất dễ khiến ba mẹ hiểu lầm với một số căn bệnh khác về đường hô hấp. Dấu hiệu cụ thể để nhận biết như sau:

- Trẻ đau rát cổ họng, nuốt vướng, nói khó, khàn tiếng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ăn vào dễ nôn trớ.
- Thân nhiệt tăng cao, sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên tới 39 – 40°C.
- Quấy khóc liên tục, bỏ bú, biếng ăn, khó ngủ, mệt mỏi.
- Trẻ bị khó thở, thở nhanh hơn bình thườn, đôi khi có triệu chứng co rút lồng ngực nếu tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới.
Viêm họng cấp ở trẻ - 2
Viêm họng cấp ở trẻ - 2

Phòng và chữa bệnh viêm họng cấp ở trẻ

Viêm họng cấp ở người lớn có thể tự khỏi sau 3-5 ngày nếu do virus gây nên. Và viêm họng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng vậy. Bé cũng có thể tự khỏi bệnh viêm họng cấp sau một vài ngày nếu như sức đề kháng của trẻ tốt. Kết hợp thêm chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy đỡ khó chịu, đau rát cổ họng và nhanh chóng khỏi bệnh.

Ngoài ra cha mẹ phải luôn giữ ấm cổ họng, ngực, gan bàn chân cho trẻ khi thời tiết lạnh. Xây dựng những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cho bé. Tập thói quen súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.

Nếu cảm thấy cần thiết và bé có dấu hiệu nặng hơn hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tham khám và điều trị đúng cách.
Viêm họng cấp ở trẻ - 3
Viêm họng cấp ở trẻ - 3
Các có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như lá diếp cá, húng chanh, siro thảo dược để chữa viêm họng cấp cho trẻ cũng rất hiệu quả. Hạn chế và không nên lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị.

Những kiến thức về bệnh viêm họng cấp ở trẻ chúng tôi vừa cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp cha mẹ phát hiện được nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chữa trị và phòng bệnh cho con mình ngay tại nhà.

Nguyễn Hương

Bị viêm họng kéo dài có chữa được không và chữa bằng cách nào

Viêm họng kéo dài có chữa được không? Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều khi đang gặp tình trạng viêm họng tái đi tái lại mà chữa mãi không... thumbnail 1 summary
Viêm họng kéo dài có chữa được không? Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều khi đang gặp tình trạng viêm họng tái đi tái lại mà chữa mãi không khỏi. Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi này. Cùng tham khảo các thông tin chia sẻ ngay sau đây.

Viêm họng kéo dài có sao không?

Trả lời: Viêm họng kéo dài lâu ngày gây ra nhiều khó khăn trong giao tiếp hằng ngày, công việc, học tập và đời sống sinh hoạt. Không chỉ vậy nếu người bệnh vẫn tiếp tục chủ quan và không điều trị sẽ có nguy cơ đối diện với nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cho viêm họng mãn tính gây nên. Các chuyên gia bác sỹ khuyên bạn nên điều trị triệt để ngay từ giai đoạn cấp tính sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Viêm họng kéo dài có chữa được không?
Viêm họng kéo dài có chữa được không?
Một số biến chứng do viêm họng lâu ngày không khỏi gây nên:

- Viêm họng dẫn đến viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan
- Ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, tuyến giáp…
- Ung thư tuyến giáp, một tuyến nhỏ ở cổ có chức năng sản xuất hormone bao gồm các triệu chứng như: xuất hiện khối u bướu ở cổ, đau họng hoặc khó khăn khi nuốt.
- Viêm phổi: Xuất hiện với các trường hợp viêm họng sốt cao liên tục.
Viêm họng kéo dài dẫn đến ung thư vòm họng
Viêm họng kéo dài dẫn đến ung thư vòm họng

Viêm họng kéo dài có chữa được không và chữa bằng cách nào?

Bệnh viêm họng lâu năm có thể điều trị được nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, như vậy mới có thể điều trị tận gốc mầm bệnh được. Dưới đây là những cách điều trị viêm họng kéo dài:

- Điều trị triệt để các bệnh hô hấp viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang…Tránh dịch nhầy chứa vi khuẩn, virus gây bệnh chảy xuống cổ họng khiến niêm mạc hầu họng bị tổn thương, viêm nhiễm mãi không hết.

- Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh tăng nguy cơ đau họng tái phát lại.

- Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để giảm khô rát cổ họng. Không nên để đến khi khát mới uống mà hãy theo một phương pháp khoa học: 1 cố nước khi thức dậy, 1 cốc nước trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút và những lúc hoạt động mất nước.
Chế độ ăn uống cho người viêm họng kéo dài
Chế độ ăn uống cho người viêm họng kéo dài
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn thức ăn mềm, loãng giàu chất dinh dưỡng, tránh xa đồ ăn cứng, chiên xào hoặc cay nóng. Tránh uống nước đá, bia rượu, chất kích thích.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,…

- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là vùng cổ họng, mùa hè thì không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp.

- Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.

- Tăng cường luyện tập thể thao và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời được câu hỏi viêm họng kéo dài có chữa được không cũng như cách điều trị và phòng tránh đau họng tái phát trở lại.

Nguyễn Hương

Phương pháp điều trị viêm họng cấp tốt nhất hiện nay

Viêm họng cấp là giai đoạn nhẹ của bệnh viêm họng bao gồm viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng vincent. Nếu tác nhân gây bệnh viêm họn... thumbnail 1 summary
Viêm họng cấp là giai đoạn nhẹ của bệnh viêm họng bao gồm viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng vincent. Nếu tác nhân gây bệnh viêm họng cấp là virus thì không nên dùng kháng sinh; Còn với những trường hợp do vi khuẩn thì cần sử dụng thuốc điều trị để ngăn chặn mầm bệnh phát triển. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm họng cấp ở người lớn, các bạn cùng tham khảo nhé.

Phương pháp điều trị viêm họng cấp bằng nội khoa

Như các bạn đã biết, không chỉ viêm họng mà tất cả các bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì không chủ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau này. Đối với viêm họng kéo dài không khỏi có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến họng, phổi, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, khí quản, phế quản...

Điều trị viêm họng cấp - 1
Điều trị viêm họng cấp - 1
- Điều trị viêm họng cấp do virus: không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh. Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen. Hoặc cũng có thể dùng thuốc sát khuẩn họng tại chỗ như viên ngậm thảo dược để giảm triệu chứng đau rát do viêm họng gây nên.

- Điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn: bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi lên vách họng để làm giảm triệu chứng bệnh, tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế viêm nhiễm. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc để tránh nhờn thuốc, và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Phương pháp điều trị ngoại khoa

Điều trị viêm họng cấp - 2
Điều trị viêm họng cấp - 2
Đây là phương pháp chỉ nên áp dụng cho các trường hợp chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh nặng và đang có dấu hiệu xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Điều trị bằng tiểu phẫu đốt hạt cũng là một trong những phương pháp được áp nhiều nhất hiện nay. 

Điều trị viêm họng cấp bằng thuốc nam

Ưu điểm của phương pháp điều trị viêm họng cấp bằng thuốc nam đó là an toàn, giúp làm dịu cơn đau và đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Ở mức độ nhẹ chỉ cần kiên trì áp dụng bài thuốc từ 3-5 ngày là bệnh đã giảm hoặc khỏi hẳn. Còn với các trường hợp viêm họng lâu năm, cần kết hợp thêm cả hai phương pháp trên để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Điều trị viêm họng cấp - 3
Điều trị viêm họng cấp - 3
Bài thuốc từ lá rẻ quạt: Sử dụng 1 – 2 miếng lá rẻ quạt bằng ngón tay đem rửa sạch, nhai dập và ngậm với 2 gram muối hạt. Sau khi cảm thấy nóng ở cổ hong thì nhả ra. Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần, ngậm liên tục vài ngày.

Bài thuốc từ lá húng chanh: Hái 3 – 5 lá húng chanh, rửa sạch, nhai chung với ít muối và nuốt nước dần.

Bài thuốc từ lá chua me đất: Dùng 50 gram lá me đất, rửa sạch và nhai với 2 gram muối rồi nuốt nước từ từ. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày và làm liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Hy vọng các phương pháp điều trị viêm họng cấp chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

>>> Xem thêm: Đi tìm nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp
Nguyễn Hương

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp là căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau kể cả trẻ sơ sinh. Nếu để viêm họng cấp lâu ngày rất dễ chuyển san... thumbnail 1 summary
Viêm họng cấp là căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau kể cả trẻ sơ sinh. Nếu để viêm họng cấp lâu ngày rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và nhiều biến chứng khôn lường. Việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hãy cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp để có phương pháp phòng tránh bệnh nhé.

Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp tính là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm cấp tính. Bệnh thường khởi phát nhanh với những biểu hiện như ho, ngạt mũi, và chảy nước mũi, đau rát vùng cổ họng... Bệnh xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa hè và mùa thu và có thể tự khỏi trong hai tuần. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan, với những người có sức đề kháng kém thì rất khó tự khỏi mà cần phải can thiệp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp tính - 1
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp tính - 1

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm họng cấp tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp tính, và dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng cấp tính.

- Vi khuẩn: Những loại vi khuẩn như liên cầu, phế cầu hay các vi khuẩn khác sẵn có ở họng,… xâm nhập vào vòm họng và dễ dàng gây tổn thương và viêm nhiễm cho vùng cổ họng. 

- Virus: đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm họng cấp tính ở 70-80% bệnh nhân. Những bệnh nhân bị nhiễm virus do bệnh cúm, sởi,… cũng sẽ rất dễ tấn công lên họng và gây nên bệnh viêm họng.

- Thời tiết thay đổi thất thường

Thời tiết lạnh: Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi tắm ở những nơi không kín gió, có gió lùa, tắm nước lạnh. Một số người sau khi tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay. 

Thời tiết nóng: Khi bạn ngồi trong phòng máy lạnh quá nhiều trong khi thời tiết bên ngoài đang nóng, nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột và chưa thể thích nghi được. 

- Nguyên nhân khác: môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp tính - 2
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp tính - 2

Dấu hiệu phát hiện bệnh viêm họng cấp 


  • Người bệnh sốt cao 39 - 40 độ C;
  • Đau họng, rát họng, khô nóng họng; Tình trạng đau tăng lên khi nuốt thức ăn, khi nói thậm chí đau khi uống nước...
  • Tắc, nghẹt mũi, sụt sịt, chảy nước mũi, khàn giọng;
  • Ho khan, ho kéo dài
  • Sưng hạch cổ
  • Amidan bị viêm to, trên bề mặt amidan có chất nhầy trong. 

Viêm họng cấp thường kéo dài từ 7 - 10 ngày và tự khỏi sau đó nên người bệnh cũng đừng quá lo lắng về tình trạng bệnh. Tuy nhiên cũng không được chủ quan hay tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh rất dễ gây nhờn thuốc mà bệnh không thuyên giảm. Tốt nhất nếu thấy các triệu chứng bệnh ngày một nhiều hơn cần đi thăm khám để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyễn Hương